Nhịp sinh học được đặc trưng bởi các động lực của chu kỳ 24 giờ. Sự rối loạn trong việc tiết các hormone nhạy cảm với chu kỳ sáng và tối dẫn đến nhịp sinh học bất thường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những hormone này tác động thế nào đến nhịp sinh học nhé!
Đầu tiên là Melatonin. Nó là 1 loại hormone được tiết ra bởi tuyến tùng, giúp làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm khả năng hoạt động để cơ thể nghỉ ngơi hay nói cách khác là điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức. Thông thường, lượng melatonin bắt đầu tăng vào buổi tối đến giữa đêm, duy trì ở mức cao trong hầu hết các đêm và sau đó giảm vào đầu giờ sáng. Lượng melatonin tăng được coi là tín hiệu báo cơ thể đã đến giờ đi ngủ.
Cortisol mặt khác lại là một horrmone căng thẳng được sản xuất từ khoảng 3 giờ sáng. Nó kích thích sự trao đổi chất và lập trình cơ thể cho chế độ ban ngày. Cortisol được sản xuất ở tuyến thượng thận và thường theo mô hình bài tiết sinh học. Nó đạt cực đại vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy sau đó giảm dần sau 4 giờ chiều và vào ban đêm.
Cuối cùng là hormone Serotonin hoạt động như một chất kích thích và động lực thúc đẩy. Melatonin, cortisol và serotonin đều là hormone điều hòa. Khi lượng melatonin tăng vào ban đêm, lượng cortisol giảm xuống mức thấp nhất và ngược lại khi lượng cortisol tăng lên mức cao nhất vào buổi sáng, lượng melatonin giảm xuống mức thấp nhất. Sự thay đổi bất thường của nhịp melatonin và cortisol sẽ dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ hay tâm trạng của bạn và lâu dài sẽ gây nên các bệnh tiểu đường, béo phì hay thậm chí là ung thư.
Cả 3 hormone quan trọng nêu trên đều chịu tác động bởi ánh sáng. Hãy cùng tìm hiểu xem ánh sáng tác động lên 2 hormone melatonin và cortisol theo thời gian 24 giờ trong ngày như thế nào tại <<<