Như chúng ta đã biết, ánh sáng là tín hiệu điều khiển nhịp sinh học của cơ thể con người thông qua việc điều khiển 3 hormone melatonin cortisol và serotonin, trong đó melatonin và cortisol là 2 hormone đóng vai trò chính.
Nếu ánh sáng ban ngày ức chế sản xuất melatonin và kích thích cơ thể sản sinh ra hormone cortisol, tăng cường tỉnh táo, tập trung thì ánh sáng lúc hoàng hôn lại kích thích cơ thể tiết ra melatonin và ức chế hormone cortisol làm cho con người cảm thấy buồn ngủ.
Cụ thể, lượng cortisol trong máu cao nhất vào khoảng gần 9 giờ sáng, sau đó giảm dần đến 4 giờ chiều còn lượng melatonin sẽ tăng lên sau 6 giờ tối, đạt tối đa vào khoảng gần giữa đêm và giảm dần cho tới 6 giờ sáng.
Sự thay đổi nhịp sinh học ở người trong chu kỳ 24 giờ/ngày có thể thấy rõ nhất ở loài người nguyên thủy. Họ thức dậy vào lúc mặt trời mọc và cả ngày săn bắn trên các đồng cỏ đầy nắng. Họ chỉ quay trở về hang nghỉ ngơi khi mặt trời lặn.
Trải qua 150 năm sử dụng ánh sáng nhân tạo, nhịp sinh học của con người đang dần thay đổi và điển hình là trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta có thói quen thức muộn hơn, thường xuyên xem máy tính, điện thoại vào ban đêm. Điều này sẽ gây nên các vấn đề về giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch ….
Nếu bạn đang có thói quen này, hãy điều chỉnh để có 1 sức khỏe tốt nhé!